Bên cạnh đó, việc mua bán loại bất động sản cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể kể đến như:
-Bên bán không cho bên mua biết tình trạng pháp lý: bất động sản đang thế chấp tại Ngân hàng.
-Bên bán cần tiền để thanh toán khoản vay tại Ngân hàng và giải chấp bất động sản nhưng không biết lấy tiền ở đâu?
-Bên mua muốn được sở hữu bất động sản nhưng điều gì sẽ ràng buộc pháp lý giữa hai bên khi tiền thì bên bán lấy và sổ đỏ thì Ngân hàng giữ?
-Hợp đồng công chứng nên được ký trước hay sau khi tất toán khoản vay tại Ngân hàng?
-Nếu hợp đồng công chứng ký trước khi bên mua nộp tiền tại Ngân hàng thì điều gì sẽ xảy ra nếu bên mua ký công chứng nhưng không nộp tiền?
-Nếu hợp đồng công chứng ký sau khi bên mua nộp tiền tại Ngân hàng thì điều gì sẽ xảy ra nếu bên bán không đồng ý ký công chứng sau khi đã nhận được tiền?
-Trường hợp bên mua không đủ tiền sở hữu bất động sản này, liệu bên mua có thể dùng chính bất động sản này tiếp tục thế chấp ngân hàng để vay tiền mua được không?
-Tiền nộp vào Ngân hàng khi nào thì bên bán nhận được?
-Khi nào thì bên mua được nhận sổ hồng bản chính để thực hiện khai thuế, đăng bộ - sang tên?
Điểm sơ qua một số trường hợp cơ bản để thấy được thực trạng pháp lý đang còn rất nhiều vướng mắc trong việc mua bán nhà đất đang thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể được tiến hành và đòi buộc các bên phải cẩn thận khi giao dịch để loại bỏ các rủi ro pháp lý phát sinh.