Tin tức GPTC

Việt kiều có được hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam không?

Đăng bởi: Admin, ngày 22/05/2020 16:42 PM

Việt kiều là từ mà chúng ta thường gọi bằng miệng chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Bao gồm công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài). Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là pháp luật hiện nay có cho phép việt kiều nhận di sản thừa kế tại Việt Nam không, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu:

 

VIỆT KIỂU CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN TẠI VIỆT NAM?

 

1. Quyền nhận di sản thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Tại Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định “cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”, luật không hề giới hạn quyền hưởng di sản giữa người trong nước, người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài vì vậy chúng ta có thể khẳng định người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) hoàn toàn được hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam

 

2. Điều kiện để nhận thừa kế một số loại tài sản chủ yếu

1.Đối với nhà ở: 
Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi nhận thừa kế tại Việt Nam thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Trường hợp này người thừa kế nhà ở sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp không có giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (Chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam mà không được thực hiện các quyền khác của chủ  sở hữu). Trường hợp này người thừa kế nhà ở sẽ không được được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 

2.Đối với đất ở: 
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở (phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam) thì được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua hình thức nhận thừa kế đối với nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam và/hoặc quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Trường hợp không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở (Chỉ được bán hoặc tặng cho). Các loại đất còn lại như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp … người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất.

 

3.Đối với việc nhận thừa kế các tài sản khác như các phương tiện tham gia giao thông, tiền, giấy tờ có giá: Hầu như pháp luật không hạn chế việc đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, quyền khác của người thừa kế.

 

3. Hồ sơ, thủ tục để khai nhận di sản thừa kế cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1.Hồ sơ gồm có:
-  Hộ chiếu (Hộ chiếu nước ngoài/ hoặc hộ chiếu Việt Nam) của người nhận thừa kế;
-  Bản án/Quyết định/hoặc Giấy xác nhận đổi họ tên nếu người thừa kế đã thay đổi họ tên.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người được thừa kế: Giấy khai sinh của người nhận thừa kế nếu được thừa kế từ cha/mẹ; Trường hợp thừa kế từ vợ/chồng thì xuất trình giấy đăng ký kết hôn; trường hợp được thừa kế từ con cái thì xuất trình giấy khai sinh của con…
- Trường hợp thừa kế theo di chúc thì xuất trình bản Di chúc;
- Giấy chứng tử+Giấy khai sinh+Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng tài sản của tài sản cần khai nhận thừa kế (Sổ hồng/sổ đỏ/Giấy đăng ký xe/Sổ tiết kiệm/Giấy chứng nhận cổ phần…).
- Trường hợp người thừa kế muốn được công nhận sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam ( đây là thủ tục hiện tại khó nhất và cũng như rất nhiều trường hợp các việt kiều không làm được để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở).
Và các loại giấy tờ khác tuỳ thuộc vào từng trường hợp phát sinh.

 

2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
- Người thừa kế/hoặc người đại diện theo uỷ quyền nộp 1 bộ hồ sơ như đã nêu trên tại Phòng/văn phòng công chứng, Phòng/văn phòng công chứng sẽ niêm yết việc khai thừa kế tại Uỷ ban cấp xac trong thời hạn 15 ngày.
- Sau khi hoàn tất thủ tục niêm yết và không có tranh chấp thì những người thừa kế sẽ liên hệ Phòng/văn phòng công chứng để ký Văn bản khai nhận/phân chia thừa kế.
- Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu/sử dụng thì người thừa kế phải làm thủ tục kê khai thuế sau đó thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền.

 

3. Bạn phải làm gì nếu bạn không thể về Việt Nam để thực hiện việc khai nhận thừa kế?
Giải Pháp Tài Chính xin đưa ra 02 phương án như sau quý khách có thể chọn lựa:
Thứ nhất: Nếu bạn không nhận di sản này thì bạn có thể lập Văn bản từ chối tại Văn phòng công chứng ở nước sở tại/Hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại (Nếu lập tại Văn phòng công thì Văn bản này phải được gửi đến Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại để hợp thức hoá/hợp pháp hoá lãnh sự (Gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện).
Thứ hai: Nếu bạn nhận di sản hoặc muốn cho 1 trong các đồng thừa kế thì bạn có thể lập Hợp đồng uỷ quyền, tại Văn phòng công chứng ở nước sở tại/Hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại (Nếu lập tại Văn phòng công thì Văn bản này phải được gửi đến Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại để hợp thức hoá/hợp pháp hoá lãnh sự (Gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện) và gửi về Việt Nam ít nhất 02 bản chính. Việc lập uỷ quyền nếu bên được uỷ quyền không có mặt tại nước sở tại thì chỉ cần người uỷ quyền ký theo thủ tục trên và sau đó gửi bản Hợp đồng uỷ quyền này về Việt Nam người được uỷ quyền sẽ liên hệ Phòng/văn phòng công chứng chứng nhận tiếp vào nội dung (Thụ uỷ).

 

4.Những hạn chế hiện nay nếu việt kiều tự làm thủ tục:
-Bạn đã đi quá lâu không nắm được các thủ tục pháp lý tại Việt Nam, phải làm lại nhiều lần, khi không về Việt Nam được.
-Không cung cấp được giấy khai sinh vì có nhiều trường hợp đi từ lúc còn nhỏ, đi theo diện vượt biên không còn giữ giấy tờ…..
-Thay đổi tên họ nhiều lần không thể chứng minh cùng là một người. VD tên khai sinh Việt Nam khác qua nước ngoài lại là tên khác.
-Xác nhận nguồn gốc Việt Nam, đây là giấy tờ không thể thiếu tại thời điểm này khi muốn nhận di sản thừa kế tại Việt Nam. Hiện nay thủ tục xác nhận này là khá phức tạp và bạn không đủ giấy tờ để làm xác nhận. 
-Khi muốn nhận di sản thừa kế mà không về Việt Nam nhưng không biết thủ tục và cách làm như thế nào, hoặc biết làm hợp đồng ủy quyền để người khác ký thay nhưng lại sợ có sai sót về mặt nội dung hoặc ủy quyền không thể thụ ủy tại Việt Nam. 
-Không nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bạn như thế nào trong phần được hưởng di sản thừa kế và làm thế nào để bảo vệ lợi ích của mình.

 

5.Công ty Pháp Lý_ Giải Pháp Tài Chính có thể giúp được gì cho bạn:
Chúng tôi là đơn vị đã làm rất nhiều cho các việt kiều (bạn không cần về nước hồ sơ chúng tôi vẫn hoàn thiện cho bạn) nên chúng tôi rất am hiểu những khó khăn và rủi ro cho việt kiều. Chọn dịch vụ của Công ty chúng tôi bạn sẽ được phân tích hồ sơ một cách kỹ lưỡng và tư vấn về quyền lợi nhận được, đặc biệt: 
Giải quyết những thiếu về mặt giấy tờ, điểm mạnh chúng tôi có thể trích lục những  giấy tờ mà bạn thất lạc như khai sinh/Kết hôn/Cứng tử và Giấy tờ từ thời chế độ cũ. 
Xác nhận nguồn gốc Việt Nam ( điểm mạnh làm nên thương hiệu chúng tôi). 
Soạn thảo hợp đồng công chứng cho bạn từ hợp đồng ủy quyền đầy đủ nội dung không sợ phải đi lại nhiều lần.
Hoàn tất giấy tờ để Phòng/Văn phòng công chứng Niêm yết khai nhận di sản thừa kế.
Soạn thảo  Văn bản khai nhận thừa kế di sản đúng pháp luật.
Hoán tất thủ tục sang tên theo quy định.

 

6.Cam kết của GPTC
 Để khai nhận được di sản cho người nước ngoài là thủ tục không dễ bạn cần phải có nghiệp vụ chuyên môn cao và chuyên sâu. Bạn phải có kinh nghiệm thực hiện nhiều bộ hồ sơ thừa kế có cả người nhận là người nước ngoài, việt kiều và cả người Việt Nam, hồ sơ thừa kế có rất nhiều thủ tục, nhiều loại giấy tờ phải chuẩn bị nên phải hết sức chu đáo, cẩn thận nếu như bạn không muốn hồ sơ khai nhận không được cơ quan nhà nước chấp nhận vì không phù hợp pháp luật, vừa phải tốn tiền và thời gian có đôi khi 2, 3 năm vẫn chưa làm được hoặc đã làm nhưng hồ sơ không đúng quy định phải trả về dẫn đến việc chán nản bỏ luôn hồ sơ, không nhận thừa kế.
GPTC Chỉ nhận tiền khi hoàn thành dịch vụ
GPTC Cam kết hoàn tiền 100% nếu chúng tôi cam kết sai với bạn.

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0