Tin tức GPTC

Việt kiều có được mua BDS và sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Đăng bởi: Admin, ngày 13/05/2020 10:30 AM

Việt kiều là từ mà chúng ta thường gọi bằng miệng chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Bao gồm công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài). Ngày nay với chính sách mở cửa hội nhập, cùng với việc khuyến khích kiều bào về nước đầu tư, lập nghiệp thì quy định của pháp luật liên quan đến việc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

 

 

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không?

Luật nhà ở hiện hành quy định các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoàn toàn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. 

 

2. Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam:
Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị (Chưa hết hạn) và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị (Chưa hết hạn) có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế nhà ở nhưng không có giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (Chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở).

 

3. Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam: 

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức sau:
Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, (Ví dụ: Ông A là Việt kiều Mỹ về Việt Nam và mua căn hộ chung cư từ chủ đầu tư là Công ty Bất động sản B); 
Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân (Ví dụ ông A là Việt kiều và về Việt Nam để nhận tặng cho nhà ở tại Việt Nam từ mẹ ông A); 
Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (Ví dụ bà K là Việt kiều về Việt Nam và ký hợp đồng với Công ty Bất động sản X để nhận chuyển nhượng nền đất nhằm xây dựng nhà ở);
Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường ( Là hình thức để phân biệt với nhà ở xã hội, nhà công vụ…).

 

4. Thời gian sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ổn định, lâu dài như cá nhân trong nước.

 

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây đối với nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình: 

Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
Được bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

Trên đây là bài viết liên quan đến việc sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để biết thêm chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Giải Pháp_ Pháp Lý Tài Chính.

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0