Pháp lý bất động sản

Có được thừa kế bảo hiểm nhân thọ không?

Đăng bởi: Admin, ngày 31/10/2020 09:42 AM

Bảo hiểm nhân thọ cũng là một loại tài sản và nếu trong trường hợp người chết có mua Bảo hiểm nhân thọ thì đây chính là một trong những di sản của người chết để lại, và nó được xem là di sản thừa kế. Tuy nhiên, quyền hưởng thừa kế bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào nội dung hợp đồng bảo hiểm sau đó mới xét tới di chúc và các hình thức thừa kế khác. Cụ thể, quy định thừa kế hợp đồng bảo hiểm như thế nào? Cùng Pháp lý giải pháp tài chính tìm hiểu bài viết dưới đây.

 

Có được thừa kế bảo hiểm nhân thọ không?

 

 

1. Ai được thừa kế bảo hiểm nhân thọ?

Để xác định đối tượng thừa kế bảo hiểm nhân thọ thì phải căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu trong hợp đồng bảo hiểm có lựa chọn người thụ hưởng, thì khi người mua bảo hiểm mất, người thụ hưởng đó sẽ nhận thừa kế hợp đồng bảo hiểm.

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm không có người thụ hưởng thì tài sản của bảo hiểm nhân thọ thì khi người đó mất đi, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651, Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế của người chết sẽ được hưởng thừa kế đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của người chết. Mỗi người được hưởng một phần bằng nhau. Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó.

 

2. Quy định về người thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm

-Người thụ hưởng không nhất thiết phải là người thân của người được bảo hiểm, người mua bảo hiểm.
-Nếu người thụ hưởng dưới 18 tuổi, thì người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ là người nhận số tiền đền bù từ Hợp đồng bảo hiểm.
-Bên mua bảo hiểm có thể thêm, loại trừ người thụ hưởng nhiều lần trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
-Nếu người thụ hưởng phạm tội hình sự, số tiền đền bù sẽ chỉ chia cho những người thụ hưởng còn lại trong hợp đồng.
-Người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm để chứng minh người được bảo hiểm đã chết.

 

3. Thủ tục thừa kế hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Thừa kế bảo hiểm nhân thọ thuộc trường hợp yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong. Theo đó, người thụ hưởng theo hợp đồng bảo hiểm cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:
-Giấy chứng tử/ Trích lục khai tử;
-Sộ hộ khẩu;
-Bộ hợp đồng bảo hiểm gốc;
-Nếu người được bảo hiểm tử vong do tai nạn:
Biên bản kết luận điều tra nguyên nhân tử vong do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập;
Biên bản khám nghiệm tử khi do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập;
Các chứng từ y tế;
-Nếu người được bảo hiểm tử vong do bệnh: tóm tắt bệnh án, giấy ra viện, các chứng từ y tế.

 

4. Những rủi ro khi thực hiện khai thừa kế

Khi người chết để lại di sản, có rất nhiều loại tài sản mà đặc trưng của mỗi loại tài sản về cách thức thực hiện thừa kế sẽ khác nhau, chẳng hạn:
-Đối với tài sản là Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như đã phân tích bên trên, cần xác định người thụ hưởng là ai, họ còn sống vào thời điểm mở thừa kế hay không, di chúc do người đã mất để lại có nhắc tới Bảo hiểm nhân thọ không, cách thức thực hiện khai nhận như thế nào?
-Đối với tài sản là bất động sản: tại sao có những trường hợp người mất để lại di chúc nhưng người được hưởng thừa kế lại không có quyền sang tên trên bất động sản, hay trường hợp người được hưởng thừa kế không ở Việt Nam, còn liên quan đến việc ủy quyền và lưu chuyển ngoại tệ? Xem thêm tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/ban-tai-san-thua-ke-chung-la-nha-o-nhu-the-nao
-Mỗi loại tài sản với cách thức thực hiện khác nhau lại gây khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ: giấy tờ bị mất, bị thiếu,…vô cùng rắc rối và phức tạp.
-Xác định tài sản để chia thừa kế: nếu không phải một người có chuyên môn và kinh nghiệm, có thể bạn không xác định được tài sản nào được chia thừa kế, tài sản nào không được chia thừa kế. Vậy nên, lựa chọn một đơn vị thực hiện chia thừa kế cho bạn là một phương án tối ưu, an toàn và hiệu quả, Pháp lý giải pháp tài chính là lựa chọn dành cho bạn.
Trên đây là quy định về thừa kế bảo hiểm nhân thọ. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc phần nào nắm được quy định cũng như thủ tục thừa kế đối với bảo hiểm nhân thọ nói riêng và di sản thừa kế nói chung. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Pháp lý Giải pháp tài chính để được giải đáp cụ thể 

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0