Pháp lý bất động sản

Thời hiệu và thời hạn của di chúc

Đăng bởi: Admin, ngày 09/04/2021 15:29 PM

Di chúc là văn bản được thực hiện khi một người muốn định đoạt tài sản do mình để lại sau khi chết cho người khác. Vậy hiệu lực của di chúc được quy định như thế nào và trong thời hạn bao lâu? Mời bạn cùng Pháp lý Giải pháp tài chính tìm hiểu.

 

Thời hiệu và thời hạn của di chúc

 

 

1. Khi nào di chúc có hiệu lực?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Như vậy, chỉ khi người để lại di chúc chết thì di chúc mới có hiệu lực. Đồng thời, thời điểm người có tài sản chết thì Điều 611 Bộ luật dân sự định nghĩa đây cũng chính là thời điểm mở thừa kế.
Bên cạnh đó, để di chúc có hiệu lực thì phải là di chúc hợp pháp. Điều kiện hợp pháp của di chúc bao gồm:
-Điều kiện về người lập di chúc:
Người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản;
Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
-Điều kiện về di sản: Di sản nêu trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phẩn di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
-Điều kiện về người hưởng di sản theo di chúc: Tổ chức, cơ quan được chỉ định là người thừa kế phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
 
-Điều kiện về nội dung của di chúc: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
-Điều kiện về hình thức của di chúc: Không trái quy định của pháp luật. Theo đó, di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng, cụ thể như sau:
Di chúc bằng văn bản: Có thể được công chứng, chứng thực hoặc không nhưng phải đáp ứng các điều kiện về nội dung, người lập di chúc…nêu trên. Đồng thời, nếu không có người làm chứng thì người lập di chúc bắt buộc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Di chúc miệng: Chỉ hợp pháp khi người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi thể hiện xong ý chí của người này, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và được xác nhận chữ ký trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu có nhiều trang thì mỗi trang phải có ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Nếu di chúc bị tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó.
Như vậy, chỉ khi người để lại di chúc chết và di chúc hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc mới có hiệu lực.

 

2. Di chúc có hiệu lực trong bao lâu?

Tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự khẳng định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Đồng thời, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Ngoài ra, nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. 
Trong đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định như sau:
-Thời hiệu yêu cầu chia di sản là bất động sản: 30 năm, động sản: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
-Thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
-Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Từ những quy định trên có thể thấy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế (30 năm đói với bất động sản, 10 năm đối với động sản). Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.
Hoặc có nhiều trường hợp, vì nghĩ rằng không muốn rõ ràng vấn đề tài sản trong gia đình nên không thực hiện thủ tục chia thừa kế. Sau đó đã phát sinh rất nhiều rủi ro, tranh chấp khi tài sản do người chết để lại bỗng trở thành tài sản của người khác sau một thời gian.
Bởi vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp dân sự, hãy tiến hành thủ tục kê khai di sản thừa kế nếu gia đình bạn có phát sinh quan hệ này.
Bạn có thể tham khảo về dịch vụ khai di sản thừa kế tại đây: DỊCH VỤ KHAI DI SẢN THỪA KẾ

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0