Bạn hoàn toàn có thể tự đi xin phép xây dựng, tuy nhiên, nếu không phải một người có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này, có thể bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro: tốn thời gian, tốn tiền, tốn chi phí cơ hội.
-Nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền: tùy từng quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình mà việc xin phép xây dựng của bạn được thực hiện tại các cơ quan khác nhau. Nếu không xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện, có thể bạn sẽ tốn thời gian và bị rối hồ sơ khi không nộp đúng cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
-Xin phép vượt hạn mức: điều đáng nói là trước khi làm hồ sơ xin phép xây dựng, bạn không kiểm tra xem hạn mức xây dựng và mật độ xây dựng của bất động sản của bạn là bao nhiêu, bạn liều xin theo nhu cầu của bạn, nhưng nhu cầu không phù hợp với quy định của khu vực, bạn bị trả hồ sơ xin phép xây dựng nhưng không biết tại sao bị trả.
-Bị trả hồ sơ vì lý do vướng quy hoạch: cũng giống như lý do bên trên, bạn không kiểm tra thông tin bất động sản của bạn trước khi quyết định xin phép xây dựng, khi bạn nộp hồ sơ và chờ ngày trả kết quả thì nhận được văn bản trả lời: không được phép xây dựng do không đủ điều kiện, bạn hoang mang không hiểu lý do vì sao.
-Bị buộc tháo dỡ: trường hợp bạn mua nhà của người khác và giờ này bạn muốn xây dựng lại, nhưng bạn không biết rằng nhà trước đó đã xây dựng trái phép, khi bạn đi nộp hồ sơ và nhận được văn bản xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ. Đây là trường hợp rất rủi ro khi bạn đã không thực hiện được nhu cầu xin phép xây dựng, bạn còn phải tốn thời gian và chi phí cho việc cưỡng chế tháo dỡ.
-Bị trả hồ sơ do hồ sơ không hợp lệ hoặc không đủ chứng từ: bạn không hiểu cách làm việc của từng cơ quan, từng khu vực nên việc chuẩn bị hồ sơ nào trước, hồ sơ nào sau, liên hệ cơ quan nào trước, cơ quan nào sau cũng là cả một vấn đề. Cuối cùng, bạn không thể xử lý một cách tinh gọn mà lại phức tạp hơn.