Pháp lý bất động sản

Xu hướng đầu tư bất động sản theo pháp lý

Đăng bởi: Admin, ngày 23/11/2020 13:39 PM

Thị trường bất động sản năm 2020 có nhiều biến động dẫn đến xu hướng đầu tư cũng sẽ thay đổi. Kiểm tra kỹ pháp lý của dự án là một trong những điều cần thiết nhằm giúp người mua an tâm hơn cũng như tránh khỏi việc mua phải các dự án ma, dự án ảo.

 

Xu hướng đầu tư bất động sản theo pháp lý

 

 

1. Vỡ mộng dự án giá rẻ

Trên các tuyến đường lớn, nhỏ tại các tỉnh thành, người đi đường sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều biển quảng cáo rao bán bất động sản với những giá hấp dẫn siêu rẻ chỉ dao động từ 300 – 800 triệu/nền, có vị trí đẹp ngay tại trung tâm sầm uất, gần chợ, gần trường học các cấp và có đầy đủ tiện ích xung quanh.
Hiện nay, sự bùng nổ về công nghệ nên ngoài việc xuất hiện trên đường phố thì các thông tin đăng bán còn được đăng trên các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội phủ sóng toàn bộ đường link truy cập của người dùng. 
Chính những điều này đã thu hút một lượng khách hàng lớn với tâm lý muốn mua hàng giá rẻ. Nhưng không may rằng, dự án “ngon” giá rẻ thì hiếm mà dự án ảo, dự án ma thì nhiều vô số. Điều này dẫn đến hậu quả nhiều khách hàng “tiền mất tật mang” sau khi rót tiền. 
Sau sự bành trướng của các dự án rao bán lừa đảo được phanh phui làm cho nhiều người mua mất tiền, làm cho người mua mất lòng tin vào các dự án khác. Thế nên, tìm hiểu kỹ các thông tin pháp lý trước khi giao dịch bất động sản là điều kiện cần thiết để tránh rủi ro.
Còn có nhiều trường hợp người môi giới “lừa dối” người mua bằng việc rao bán những sản phẩm giá rẻ với vị trí đẹp nhưng khi đi xem thì sẽ được dẫn đến một nơi khác xa hơn và không đúng như giới thiệu. Thế nhưng người mua dễ bị hấp dẫn bởi phần trăm chiết khấu và những ưu đãi khủng từ người bán hoặc chủ đầu tư.
Người mua dễ dàng đặt cọc ngay số tiền từ 50 triệu trở lên để có thể giữ chỗ cho mình. Nhưng khi tìm hiểu kỹ thì đó chỉ là một dự án ảo, liên hệ với chủ đầu tư thì nhận lại được câu trả lời hờ hững rằng “đặt cọc rồi không lấy lại được”. Trên đây là một vài trường hợp vì tâm lý ham giá rẻ mà quên đi những giấy tờ pháp lý dẫn đến những hệ quả ảnh hưởng sau này.

 

2. Hồ sơ pháp lý của dự án

Theo quy định, các dự án hợp lệ phải được sự phê duyệt của các cơ quan chức năng. Hồ sơ pháp lý của một dự án bất động sản thông thường bao gồm:
-Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư: Giấy phép này cần chú ý đến lĩnh vực kinh doanh, cần có chức năng xây dựng và đầu tư các dự án bất động sản thì mới hợp pháp.
-Sổ hổng quỹ đất: Sổ này phải đứng tên chủ đầu tư, nếu đơn vị bán không đứng tên mà thực hiện quảng cáo, tổ chức mua bán thì đơn vị này chỉ là đơn vị phát triển chứ không phải chủ đầu tư dự án.
-Quyết định quy hoạch chi tiết 1/500: Giấy này chỉ rõ các thiết kế dành cho dự án, bao gồm tổng diện tích, mật độ xây dựng, bố trí tiện ích, mặt bằng tầng, sàn từng căn hộ.
-Giấy phép xây dựng: Giấy phép do Sở xây dựng cấp thể hiện tóm tắt các phần chi tiết xây dựng như mỗi sàn bao nhiêu m2, được cấp phép dựa trên các căn cứ pháp luật như thế nào.
-Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với dự án hình thành trong tương lai. Nếu chủ đầu tư có rủi ro hoặc không xây dựng được thì phần rủi ro này ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm trả tiền lại cho khách hàng thay cho chủ đầu tư.
-Ngoài ra, một loạt các giấy phép khác như phòng cháy chữa cháy, tác động và bảo vệ môi trường, quy hoạch chi tiết 1/2000.

 

3. Xu hướng đầu tư theo pháp lý

Xu hướng đầu tư bất động sản theo pháp lý là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đây cũng tạo sự khó khăn cho nhà đầu tư nhưng chính là đang bảo vệ lợi ích tuyệt đối cho người mua trong việc lựa chọn sản phẩm.
Khi hệ thống giấy tờ pháp lý được siết chặt, công khai và đầy đủ thì các dự án được tung ra thị trường phải có đủ chất lượng và đảm bảo uy tín với người mua. Khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, người mua cần nắm rõ 7 bước tránh sập bẫy của dự án ảo:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ càng về hồ sơ pháp lý của dự án muốn mua, có thể tham khảo từ các cơ quan có thẩm quyền để xác minh hoặc từ luật sư và các chuyên gia môi giới. 
Bước 2: Để kiểm tra dự án có đang bị thế chấp ngân hàng hay không thì người mua cần phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ các giấy tờ pháp lý đầy đủ. 
Bước 3: Chọn Đơn vị phát triển dự án uy tín là một lựa chọn khôn ngoan.
Bước 4: Không nên quá tin vào quảng cáo mà phải đến tận nơi để xem sản phẩm. 
Bước 5: Việc đến tận nơi để xem dự án cũng chính là để xác định cơ sở hạ tầng đã đủ để được phép mua bán. 
Bước 6: Người mua cần kiểm tra kỹ các thông tin trên hợp đồng giao dịch 
Bước 7: Thương lượng về những điều khoản trong hợp đồng nếu bất lợi cho người mua để có thể chỉnh sửa trước khi ký hợp đồng
Có thể nói việc minh bạch trong pháp lý đã giúp thị trường bất động sản khởi sắc nhiều hơn. Thế nên, người mua nên tìm hiểu chi tiết những quy hoạch của dự án, hạ tầng giao thông – xã hội và cần cân nhắc dòng vốn để có thể tránh những rủi ro đáng tiếc.
Trước khi mua hãy tham khảo từ những người có kinh nghiệm và trở thành người đầu tư thông minh. 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0