Pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản đối với tài sản thế chấp, việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi vì:
Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.
Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, căn cứ theo khoản 3 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực”.
Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình.
Quan hệ thừa kế phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế, tức thời điểm người có tài sản mất. Như vậy, việc lập di chúc chỉ là định đoạt phần tài sản của người để lại tài sản sau khi họ mất, điều này không xâm phạm tới quyền của bên nhận thế chấp.
Như vậy, người có tài sản vẫn có quyền lập di chúc khi tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng, và xin nhắc lại, việc lập di chúc này phải có sự đồng ý từ phía Ngân hàng.