Pháp lý bất động sản

Người không minh mẫn lập di chúc thế nào?

Đăng bởi: Admin, ngày 12/03/2021 13:56 PM

Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến việc lập di chúc nhằm để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Và một trong những tiêu chí để xác định di chúc có hợp pháp hay không là tại thời điểm lập di chúc, người để lại tài sản phải hoàn toàn minh mẫn, tự nguyện lập bản di chúc. Vậy nếu trong trường hợp người có tài sản để lại, nhưng không minh mẫn, thì có được lập di chúc không? Và nếu có, thì lập như thế nào để di chúc được hợp pháp?

 

Người không minh mẫn lập di chúc thế nào?

 

 

1. Người lập di chúc không minh mẫn có lập di chúc được không?

Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ: Người lập di chúc phải là người đã thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Trong đó, người đã thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì sẽ được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc này.
Ngoài ra, di chúc hợp pháp còn phải có các điều kiện sau:
-Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
-Hình thức của di chúc không trái quy định của luật. Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Như vậy, người lập di chúc bắt buộc phải còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Đồng nghĩa với đó, nếu người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc được lập sẽ không hợp pháp.

 

2. Làm sao để chứng minh người lập di chúc minh mẫn, tỉnh táo?

Như phân tích bên trên, để di chúc được hợp pháp, người lập di chúc phải minh mẫn, tỉnh táo. Vậy làm sao để xác định người lập di chúc minh mẫn, tỉnh táo?
a)Thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực di chúc
Theo quy định hiện nay, việc lập di chúc có thể công chứng hoặc không. Tuy nhiên, để chứng minh một người hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc thì có thể thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực di chúc đó.
Bởi theo quy định về việc công chứng di chúc:
-Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc;
-Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Theo đó, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Đồng thời, công chứng viên sẽ tự mình xác định một người có đủ điều kiện để lập di chúc không. Nếu nghi ngờ người này không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì công chứng viên có thể yêu cầu người này làm rõ.
Do đó, trong trường hợp công chứng di chúc, điều kiện về người lập di chúc sẽ được bảo đảm. Đồng nghĩa với, người lập di chúc chắc chắn phải minh mẫn, sáng suốt và đáp ứng các điều kiện khác thì mới được công chứng viên công chứng di chúc.

 

b)Khám sức khỏe khi muốn lập di chúc
Pháp luật không có quy định nào yêu cầu người lập di chúc bắt buộc phải khám và có giấy khám sức khỏe để chứng minh bản thân đủ tỉnh táo, sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc.
Tuy nhiên, để chứng minh bản thân đủ điều kiện để lập di chúc thì người này có thể đi khám sức khỏe và được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận về tình trạng sức khỏe của bản thân. Điều này cũng đảm bảo tính khách quan hơn cho việc lập di chúc.

 

c)Lập di chúc khi ốm nặng
Trong nhiều trường hợp, khi ốm nặng, nhiều người thường không nhận thức được hành vi của bản thân. Theo đó, sau khi người này chết, những người thừa kế có thể xảy ra mâu thuẫn khi xác định tình trạng minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc.
Để tránh trường hợp này xảy ra, người lập di chúc khi ốm nặng có thể lập di chúc miệng với các điều kiện sau đây:
-Đang trong tình trạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
-Khi lập di chúc miệng cần phải có ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng ghi lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
-Trong thời hạn 05 ngày, di chúc phải được công chứng, chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, một người không minh mẫn thì không thể lập di chúc. Và để chứng minh một bản di chúc hợp pháp do người sáng suốt, tỉnh táo lập thì có thể thực hiện di chúc theo các cách nêu trên.
Nếu còn thắc mắc, độc giả hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, giải đáp.

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0