Pháp lý bất động sản

Mua nhà trả góp trước khi kết hôn là tài sản chung hay riêng?

Đăng bởi: Admin, ngày 23/02/2021 10:12 AM

Hiện nay, với sự phát triển kinh tế và nguồn thu nhập tăng cao, có không ít bạn trẻ tự sở hữu cho mình những căn nhà phố, chung cư hay các dự án bất động sản theo hình thức trả góp và đứng tên một mình để phòng hờ trường hợp không phải chia cho ai. Vậy, trường hợp sở hữu nhà theo hình thức đó, tài sản được xác định là chung hay riêng? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây:

 

Mua nhà trả góp trước khi kết hôn là tài sản chung hay riêng?

 

 

1. Mua nhà trả góp trước khi kết hôn là tài sản chung hay riêng?

Với trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý nói chung và tư vấn về hôn nhân, bất động sản nói riêng, để Khách hàng có thể nắm bắt được tình hình vấn đề, bao giờ chúng tôi cũng đưa ra những điều khoản mà Luật quy định.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Căn cứ vào quy định trên thì đối với trường hợp mua nhà trả góp để xác định hình thức sở hữu sẽ được phân chia làm hai trường hợp cụ thể như sau:
-Một bên mua nhà trả góp và đã thực hiện xong phần trả góp cho toàn bộ hợp đồng mua nhà trả góp đó trước khi kết hôn, thì tài sản này đương nhiên được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng vì đây là tài sản được hình thành trước thời kỳ hôn nhân;
-Một bên mua nhà trả góp và chưa thực hiện xong phần trả góp cho toàn bộ hợp đồng mua nhà trả góp đó mà kết hôn, sau đó tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả góp trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản này được xác định là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, việc mua nhà trả góp trước khi kết hôn tùy thuộc vào thời gian thanh toán của hợp đồng và thời điểm bạn kết hôn mà xác định tài sản là căn nhà mua trả góp là tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân hay tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Tuy nhiên, việc xác định tài sản chung này sẽ căn cứ trên phạm vi đóng góp cho việc tạo lập khối tài sản chung của mỗi bên để xác định rõ ràng phần sở hữu của mỗi bên.

 

2. Có nên mua nhà trả góp trước hôn nhân không?

Việc có nên mua nhà trả góp trước hôn nhân hay không tùy thuộc vào sự lựa chọn, mục đích và khả năng của người mua.
Nếu như hoàn thành việc trả góp tiền trước hôn nhân thì căn nhà là tài sản riêng của người mua. Điều này có thể dẫn tới tranh chấp phát sinh nếu có ly hôn khi một bên chưa hiểu về việc tài sản được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng.
Nếu như mua nhà trả góp và hoàn thành việc trả góp nhà sau khi kết hôn thì căn nhà là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn tới tranh chấp khi ly hôn, vì phần đóng góp của mỗi bên là khác nhau và vì sự tin tưởng ngay từ ban đầu nên không có những thỏa thuận và cam kết chứng minh về sự đóng góp này.
Mỗi phương án đều có những mặt lợi và hại khác nhau. Người mua cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua nhà trả góp trước hôn nhân hay không.

 

3. Những lưu ý khi mua nhà trả góp trước hôn nhân

Dù mua nhà trước hay trong thời kỳ hôn nhân, quan tâm tới hình thức sở hữu là một vấn đề để tránh phát sinh tranh chấp sau này là điều quan trọng. Bên cạnh đó, vì đối tượng tài sản ở đây là quyền sử dụng, sở hữu bất động sản nên bạn cần kiểm tra tính pháp lý của bất động sản này trước khi quyết định giao dịch. Vì nếu sản phẩm bất động sản không có thực hoặc dính nhiều vướng mắc pháp lý, thì có thể bạn phải đi xử lý hậ quả nặng nề chứ không còn câu chuyện tính đến hình thức sở hữu thuộc về ai. Những thông số bạn cần lưu ý bao gồm:
-Thông tin quy hoạch: sẽ thật vất vả nếu bạn mua phải các sản phẩm bất động sản thuộc diện quy hoạch, đặc biệt là những quy hoạch thuộc dự án công cộng, vì như vậy việc hưởng lợi tức từ bất động sản không có và bạn cũng không thể xây dựng trên dự án đã thuộc quy hoạch.
-Thông tin xây dựng: nếu đã có nhà trên đất, bạn phải kiểm tra nhà xây dựng có đúng phép hay không; nếu chưa có nhà trên đất, bạn phải tìm hiểu hạn mức xây dựng khu vực này là bao nhiêu để cân nhắc trước khi quyết định mua.
-Thông tin ngăn chặn: bạn không thể giao dịch bất động sản nếu nó đang thế chấp tại Ngân hàng hoặc đang tranh chấp với một bên thứ ba, hãy kiểm tra thông tin này trước khi giao dịch để tránh tiền mất tật mang.
-Thẩm định giá: thuận mua vừa bán, tuy nhiên, có một cơ sở để xác định giá phù hợp vẫn là một sự lựa chọn và đầu tư thông minh.
Kiểm tra các thông tin này ở đâu? 
Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấp chuột và kiểm tra được toàn bộ các thông tin trên tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/dich-vu-kiem-tra-tron-goi-bds

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0