Pháp lý bất động sản

Thừa kế đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đăng bởi: Admin, ngày 23/11/2020 14:55 PM

Đất đai là tài sản thừa kế rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng rất nhiều trường hợp người sở hữu di sản này lại không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu. Vậy khi đó, việc thừa kế đối với đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng (Hay nói cách khác không có sổ hồng/sổ đỏ) có thực hiện được không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây:

 

Thừa kế đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

 

1. Điều kiện thực hiện quyền thừa kế

Theo Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
-Có Giấy chứng nhận, trừ một số trường hợp đặc biệt;
-Đất không có tranh chấp;
-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
-Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, còn có quy định về việc văn bản thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật dân sự.
Về nguyên tắc thì chỉ khi có Giấy chứng nhận, người sử dụng đất mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, 04 điều kiện trên áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất thực hiện để lại quyền thừa kế theo di chúc.
Xét về mặt giấy tờ hợp lệ thì khi nhà đất chưa có giấy chứng nhận được coi như chưa hợp thức hóa giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu của chủ thể có quyền định đoạt. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc công bằng và thể theo ý nguyện của người đã khuất, thì bất động sản chưa có Giấy chứng nhận có thể vẫn được coi là di sản thừa kế và được giải quyết, phân chia theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và tùy trường hợp.

 

2. Không có Giấy chứng nhận vẫn được chia thừa kế

Việc này được thể hiện thông qua Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:
-Đối với đất do người chết để lại mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản và được phân chia thừa kế.
-Đối với đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó là di sản và được phân chia thừa kế (trường hợp này cần hợp thức hóa giấy tờ).
-Đối với đất do người chết để lại mà người đó không có Giấy chứng nhận cũng không có một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì cần thực hiện theo các trường hợp sau:
Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (tức là trường hợp này đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế là tài sản gắn liền với đất.
Đồng thời, phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để UBND cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
-Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tóm lại: nếu đất được sử dụng hợp pháp thì được xác định là di sản thừa kế do người chết để lại, nếu đất được sử dụng bất hợp pháp thì cần có sự trả lời của các cơ quan có thẩm quyền. 

 

3. Rủi ro khi thừa kế đất chưa có Giấy chứng nhận

Từ những phân tích bên trên bạn cũng đã thấy sự gian nan, vất vả khi giấy tờ chưa được hợp thức hóa mà còn kéo theo việc chia di sản thừa kế. Dĩ nhiên, để đảm bảo quyền lợi và ý nguyện của người để lại di sản thì vẫn được chia thừa kế nếu đất được sử dụng hợp pháp mặc dù chưa có hoặc chưa đầy đủ giấy tờ. Tuy nhiên, cách xử lý vấn đề này thật không dễ dàng, một số rủi ro bạn có thể thấy như sau:
-Khó thậm chí rất khó để chứng minh bất động sản là hợp pháp nếu bạn không có hoặc thiếu giấy tờ;
-Thời gian xử lý hồ sơ rất lâu: nếu so với thừa kế đất đã có Giấy chứng nhận bạn đã phải mệt mỏi vì rất nhiều thủ tục thì đối với đất chưa có Giấy chứng nhận, thời gian sẽ kéo dài gấp đôi, gấp ba do phải hợp thức xong mới tới giai đoạn chia;
-Thực hiện sai quy trình: khi giấy tờ chưa hợp pháp, chưa đầy đủ đã thực hiện khai nhận di sản thừa kế, điều này là không đúng quy trình nên có thể sẽ bị trả hồ sơ và không biết cách thực hiện như thế nào cho đúng;
-Dẫn tới tranh chấp: nếu không am hiểu về pháp lý bất động sản, khi chưa được hợp thức giấy tờ đã thực hiện phân chia tài sản, điều này không thể thực hiện có thể dẫn tới tranh chấp nội bộ gia đình.

 

4. Pháp lý giải pháp tài chính giúp gì được cho bạn?

Để tránh rắc rối về việc thực hiện các quyền cơ bản của chủ thể sử dụng đất như: chuyển nhượng, mua bán, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, chúng tôi khuyên bạn nên hợp thức hóa giấy tờ nhà đất để khi bất động sản của bạn được công nhận, mọi thủ tục sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. 
Pháp lý giải pháp tài chính chúng tôi tự hào vì luôn là đơn vị đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề hợp thức hóa giấy tờ nhà đất thành công. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/dich-vu-hop-thuc-hoa-nha-dat
 
 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0