Pháp lý bất động sản

Vấn đề pháp lý khi mua nhà ở hình thành trong tương lai

Đăng bởi: Admin, ngày 13/01/2021 14:07 PM

Nhà ở hình thành trong tương lai là một trong những sản phẩm bất động sản đang thịnh hành trên thị trường. Gọi là trong tương lai vì thực tế tại thời điểm giao dịch, nhà ở chưa hình thành. Có sự xuất hiện loại sản phẩm bất động sản này là do nhu cầu đầu tư của các cá nhân, tổ chức tăng cao và hơn nữa đó là “niềm tin” về một tương lai có sự xuất hiện những căn nhà đáng mơ ước với đầy đủ tiện ích.

 

Vấn đề pháp lý khi mua nhà ở hình thành trong tương lai

 

 

1. Thế nào là nhà ở hình thành trong tương lai?

Nhà ở hình thành trong tương lai được hiểu là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, nhà ở vẫn chưa được hình thành và chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ví dụ như mua căn hộ trong một tòa nhà chung cư.

 

2. Điều kiện để nhà ở hình thành trong tương lai được giao dịch

Theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản 2014, khi mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải có đủ các điều kiện như phải có Giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng; Giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.
Đối với nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở, chỉ được đưa vào kinh doanh khi có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó. Thiếu bất kỳ điều kiện nào, người mua nhà phải yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để tránh trường hợp giao dịch bị vô hiệu. Cụ thể, được quy định như sau:
o Thứ nhất: có Giấy tờ về quyền sử dụng đất (nghĩa là chủ đầu tư đã được giao đất, cấp giấy tờ về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án);
oThứ hai: Có hồ sơ dự án đầy đủ (nghĩa là chủ đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; văn bản chấp thuận về chủ trương đầu tư);
oThứ ba: Có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nghĩa là Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
oThứ tư: Có giấy phép xây dựng (Giấy phép xây dựng của toàn bộ dự án);
oThứ năm: Đối với nhà chung cư/tòa nhà hỗn hợp phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành xong phần móng của tòa nhà. Đối với nhà ở liền kề/thấp tầng thì phải có biên bản nghiệm thu về việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng theo tiến độ dự án.
oThứ sáu: Có văn bản của Sở Xây dựng gửi chủ đầu tư xác nhận nhà ở hình thành trong tương lai được phép bán.
oThứ bảy: Chủ đầu tư còn phải được một ngân hàng thương mại có đủ năng lực, thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết. Khi ký kết hợp đồng mua bán, chủ đầu tư phải gửi kèm một bản sao hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng (đây là quy định bắt buộc).
oThứ tám: Dự án không bị tranh chấp, không bị kê biên hoặc bị thế chấp.
oThứ chín: Ngoài những quy định nêu trên, người mu cần tìm hiểu thông tin về dự án tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đến kiểm tra thực địa khu đất đang xây dựng để xem tình trạng và tiến độ xây dựng thực tế nhằm củng cố thêm cơ sở để cân nhắc trước khi ký hợp đồng.

 

3. Rủi ro tiềm ẩn mà người mua nhà ở hình thành trong tương lai có thể gặp phải

-Dự án chưa được phép triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn bán. Cụ thể là giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-Dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn nhưng đã rao bán. Thể hiện ở việc bắt đầu nhận đặt cọc, đặt chỗ. Thậm chí, chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị môi giới hoặc công ty con đứng ra ký hợp đồng nhận tiền của bên mua khi chưa đủ điều kiện cho huy động. Điều này nhằm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư nhưng đây lại là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
-Dự án vướng kiện tụng, tranh chấp giữa các bên liên quan nhưng người mua không biết. Hậu quả của dự án sau vụ kiện chính là tổn thất của bên mua.
-Hợp đồng không đúng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư áp đặt luật chơi, hợp đồng đa nghĩa. Nếu có vướng mắc thì hợp đồng không bảo vệ được bên mua khi kiện tụng.
-Dự án chậm bàn giao. Chủ đầu tư bàn giao nhà không đúng thời hạn, cũng không muốn bồi thường mà trì hoãn kéo dài.
-Lãi suất ngân hàng thay đổi. Có thể do nhà nước ra quy định mới diết chặt tín dụng hoặc cân đối ngân sách khiến ngân hàng thay đổi lãi suất theo hướng tăng hoặc thêm điều kiện.
-Dự án bị chuyển nhượng. Chủ đầu tư vì lý do của riêng mình, chuyển nhượng dự án cho bên khác. Ngân hàng bảo lãnh và ngân hàng nhận thế chấp có thể biết nhưng người mua không biết. Chính sách bán hàng của chủ đầu tư mới có thể thay đổi.
-Nhà không đúng cam kết ban đầu. Chủ đầu tư bàn giao nhà không đúng chất lượng công trình, kết cấu, thiết kế so với nhà lúc giới thiệu, quảng cáo, nhà mẫu; tiện ích và dịch vụ đính kèm không đúng với giới thiệu ban đầu.
-Chủ đầu tư không cấp Giấy chứng nhận cho người mua. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể vì lý do nào đó như không nghiệm thu công trình do xây dựng trái phép, chưa thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước, chưa hoàn thành thủ tục pháp lý theo đúng trình tự dẫn đến không thể cấp Giấy chứng nhận cho bên mua.
-Xung đột khi nhận nhà. Chủ đầu tư và bên mua tranh chấp về các khoản phí quản lý, phí sử dụng tiện ích khi bắt đầu nhận nhà.
-Lách thuế. Chủ đầu tư bán sỉ cho người thân với giá thấp, sau đó người thân sẽ ký ủy quyền cho nhà môi giới là công ty con của chủ đầu tư để bán với bên mua. Hợp đồng ký với giá thấp nhưng bên mua phải trả theo giá cao. Do đó, khi có tranh chấp phát sinh hoặc vi phạm của một bên dẫn đến thanh lý hợp đồng thì áp dụng giá trị để thanh toán và hoàn trả lại cho bên mua với giá thấp.
-Lừa đảo. Có nhiều hành vi lừa đảo từ bên bán trong các dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Chẳng hạn, nhận tiền rồi bỏ trốn; mua một căn bán cho nhiều người; bán xong căn hộ vẫn đi thế chấp ngân hàng để phục vụ mục đích riêng

 

4. Lời khuyên của Pháp lý giải pháp tài chính

Từ những phân tích bên trên của chúng tôi, bạn đã có cái nhìn sơ bộ về những rủi ro của việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Song hành với lợi nhuận cao thì mức độ rủi ro cũng ngang tầm. Như vậy, nếu không kiểm tra hoặc kiểm tra không đủ các điều kiện như trên, thì lời khuyên của chúng tôi là “không nên mua”. Còn nếu đã mua, đã ký hợp đồng khi chưa đủ điều kiện nêu trên thì nên làm việc lại với bên bán/chủ đầu tư về các hồ sơ pháp lý dự án. Đồng thời, hỏi chủ đầu tư về khả năng thực hiện dự án, việc hoàn thiện và bàn giao căn hộ đúng hạn hay không, nhằm điều chỉnh hợp đồng/văn bản đã ký cho phù hợp với thực tế, tránh bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn trái phép, không được nhận nhà đúng hạn mà còn phải mất thời gian, mất tiền bạc để kiện tung/tố cáo nhằm thu hồi lại số tiền đã thanh toán cho chủ đầu tư.
Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết nhất.

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0