Pháp lý bất động sản

Tại sao bạn nên lập di chúc?

Đăng bởi: Admin, ngày 09/12/2020 16:48 PM

Rất nhiều người cho rằng sau khi chết, tài sản của họ sẽ tự động được chuyển nhượng cho người thừa kế mà không cần di chúc. Nhưng trên thực tế, đây là một quan niệm rất sai lầm.

 

Tại sao bạn nên lập di chúc?

 

 

1. Một số rắc rối khi không có di chúc

Trong thực tế, cách phân chia tài sản của một người quá cố được định đoạt bởi Tòa án. Mặc dù việc thừa kế sẽ được quyết định trên cơ sở phân chia theo luật định, nhưng không có gì đảm bảo mọi sự sẽ diễn ra như ý, đôi khi đó không phải tâm nguyện của người để lại di sản.
Ngoài ra còn một số rắc rối khác liên quan tới việc thống kê tài sản và lên danh sách những người được hưởng thừa kế. Quá trình này có thể kéo dài hàng tuần hay thậm chí hàng tháng vì bạn không thể biết được tài sản của người chết gồm những gì nếu họ không để lại di chúc.
Việc lập di chúc có thể giải quyết những rắc rối trên và mang lại một số lợi ích sau:
 

 

2. Một bản di chúc hợp pháp giúp hạn chế tranh cãi trong gia đình

Tòa án chỉ cho phép xem xét lại di chúc trong một số hiếm trường hợp. Việc này chỉ xảy ra khi bản di chúc được cho là không hợp pháp như người lập không đủ tỉnh táo hoặc bị chi phối bởi người khác. Tuy họ hàng vẫn có quyền khiếu nại các điều khoản nhưng một bản di chúc được chuẩn bị kĩ càng sẽ giảm thiểu những sự tranh cãi.

 

3. Tính chi tiết

Điều cơ bản nhất là bạn phải trình bày thật rõ ràng và chi tiết việc chuyển nhượng tài sản cho người thừa hưởng. Thay vì viết là “Tôi để lại bộ sưu tập tiền xu của mình cho người em họ A” hãy viết thành “Tôi để lại bộ tất cả sưu tập tiền xu của mình, gồm 1812 đồng xu Mỹ và 1810 đồng 1 đô la, cho người em họ Nguyễn Văn A, phố X, quận Y…” Sự rành mạch Nguyễn Văn A và cụ thể số tài sản định đoạt có thể loại bỏ nguy cơ khiếu kiện sau này.
Nếu bạn để lại tài sản quý giá cho một thành viên gia đình, hãy liệt kê danh sách các hàng thừa kế để đề phòng trường hợp người được hưởng thừa kế chết trước bạn hoặc không đủ điều kiện thừa kế.
 

 

4. Một bản di chúc có thể thống kê mong muốn của cá nhân

Bên cạnh việc quy định phương thức phân chia tài sản, bản di chúc còn cho biết bạn muốn của cải của mình được sử dụng như thế nào trong tương lai. Ví dụ: “Tôi để lại chiếc ô tô Ford cho con trai tên là A, ở B, để nó bán lấy tiền chi trả học phí”.
Cụ thể hơn, những điều kiện này không mang tính ràng buộc pháp lí. Con trai bạn có thể bán hoặc không bán chiếc xe. Tuy nhiên, việc này sẽ rất cần thiết trong trường hợp người thừa kế chưa sẵn sàng để quản lý tài sản.
 

 

5. Di chúc giúp xác định và phân chia tài sản dễ dàng hơn

Nếu bạn không để lại văn bản nào, Tòa án sẽ gửi thư tới ngân hàng, và các tổ chức tài chính khác nhằm xác định khối lượng của cải của bạn. Ngoài ra, những người thân cũng được yêu cầu trình báo những giấy tờ liên quan như cổ phiếu, trái phiếu… của bạn. Một bản di chúc sẽ cắt giảm các khâu này do nó tuyên bố một cách chính thức tài sản của người đã khuất.
Điều gì sẽ xảy ra với một tài sản không được liệt kê trong di chúc? Nó sẽ được phân chia như thế nào?
Để giải quyết câu hỏi trên, bản di chúc nên có thêm câu: “Mọi tài sản không được liêt kê ở đây sẽ được chuyển cho mẹ tôi là Nguyễn Thị B, địa chỉ XYZ”. Điều khoản trên sẽ đảm bảo rằng những tài sản phát sinh (như sau khi di chúc được lập) sẽ được thừa kế. Nếu không, tòa sẽ quyết định số phận của những tài sản này.
 

 

6. Một bản di chúc có thể nêu tên người giám hộ cho con bạn

Nếu không có di chúc, tòa án sẽ quyết định ai là người giám hộ của con bạn. Đối tượng được chọn có thể là người thân trong gia đình hoặc một tổ chức chăm sóc trẻ mồ côi. Vì vậy, bạn không thể xem thường việc xác định người bảo hộ

 

7. Người thừa kế đặc biệt

Giả sử người bạn muốn trao lại tài sản còn quá trẻ hoặc không đủ trưởng thành để quản lý tài sản. Trong trường hợp này, bản di chúc sẽ quy định tài sản được giám sát bởi một tổ chức nào đó vì quyền lợi của người thừa kế. Điều này cũng ràng buộc thời điểm và điều kiện người thừa kế được tiếp cận tài sản.
Ví dụ, bản di chúc có thể quy định người thừa kế sẽ được toàn quyền quyết định tài sản khi đủ 25 tuổi. Mục đích của việc này là giúp người đó đủ trưởng thành về mặt tài chính.
 

 

8. Lời kết

Lập di chúc là một việc nên làm nhằm đảm bảo của cải của bạn được phân chia hợp lý và tránh tranh giành trong gia đình. Để đảm bảo tính pháp lý của văn bản, hãy tham khảo thêm Luật sư của bạn khi viết di chúc.
Pháp lý giải pháp tài chính chúng tôi tự hào với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Di chúc – Thừa kế, điểm mạnh của chúng tôi là luôn có những giải pháp hiệu quả cho bất kỳ vướng mắc nào của bạn. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn.
 

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0