Pháp lý bất động sản

Đặt cọc mua nhà có lấy lại được không?

Đăng bởi: Admin, ngày 25/11/2020 14:34 PM

Đặt cọc là một hành vi thể hiện thiện chí muốn mua của một bên trong quan hệ hợp đồng. Đặt cọc mua nhà đất là việc bạn bỏ ra một số tiền nhất định để giữ chỗ tránh trường hợp người bán bán cho người khác. Đặt cọc được xác định là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Biện pháp này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán, đặc biệt là mua bán nhà.

 

Đặt cọc mua nhà có lấy lại được không?

 

 

1. Hiểu về đặt cọc

Theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao dịch hoặc thực hiện hợp đồng.
Trong giao dịch mua bán nhà ở, do giá trị tài sản rất lớn nên thông thường, số tiền đặt cọc cũng không nhỏ. Khi không tiếp tục giao kết hợp đồng, người mua luôn có nguyện vọng lấy lại tiền đặt cọc, nhưng liệu tiền đặt cọc mua nhà có lấy lại được không hay bị “mất sạch”?
 

 

2. Nếu giao dịch mua bán hợp pháp

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Theo đó, khi không tiếp tục giao kết hợp đồng, bên mua nhà sẽ bị mất tiền đặt cọc, tiền đặt cọc khi ấy sẽ thuộc về bên bán. Tương tự, nếu bên bán không chấp nhận bán nhà như đã thỏa thuận thì không những phải trả lại tiền đặt cọc cho bên mua mà còn phải trả thêm một khoản tiền tương đương tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, quy định trên chỉ áp dụng trong trường hợp việc giao kết hợp đồng mua bán là đúng quy định của pháp luật, không thuộc các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu.
Trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu, các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, tức là bên đặt cọc vẫn có thể lấy lại tiền đã đặt cọc.
 
 

 

3. Một số trường hợp giao dịch mua bán vô hiệu

-Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội;
-Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
-Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn;
-Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
-Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Do đó, trong trường hợp giao dịch mua bán nhà đất được xác lập do bên bán “lừa dối” về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc do nhầm lẫn về giá cả, về thông tin giao dịch, về người đứng tên trên sổ đỏ,… thì có thể được coi là giao dịch vô hiệu. Bên mua được quyền yêu cầu bên bán trả lại tiền đặt cọc hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để lấy lại tiền cọc.

 

4. Những việc cần làm trước khi đặt cọc

-Kiểm tra danh tính của chủ nhà: người bán có thực sự là chủ thể có quyền bán bất động sản này hay không?
-Kiểm tra nhà có bị quy hoạch hay không? 
-Kiểm tra nhà có xây dựng đúng phép hay không?
-Kiểm tra nhà có bị ngăn chặn giao dịch không?
-Kiểm tra hợp đồng đặt cọc
Bạn có thể kiểm tra tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/dich-vu-kiem-tra-tron-goi-bds

 

5. Rủi ro khi đặt cọc mà chưa kiểm tra thông tin bất động sản

Bạn hoang mang về việc tiền đặt cọc rồi có lấy lại được không, thì một trong các giải pháp để tránh rủi ro đó là bạn nên kiểm tra thông tin bất động sản, thấy an toàn rồi hãy tiến hành đặt cọc.
Người ta nói “bút sa gà chết” và việc ký vào hợp đồng đặt cọc cũng vậy, khi bạn ký vào Hợp đồng đặt cọc sẽ có hai tình huống xảy ra:
-Một là: bạn sẽ bị mất cọc;
-Hai là: bạn sẽ bị khấu trừ tiền đặt cọc vào tiền thanh toán nhưng nếu giao dịch an toàn thì coi như may mắn, trường hợp giao dịch không thể thực hiện hoặc không thể đăng bộ sang tên thì cũng coi như mất với số tiền lớn hơn.
Hoặc ngay cả việc bạn đặt cọc rồi nhưng nếu bạn đặt cọc không đúng chủ thể có quyền giao dịch thì bạn cũng có thể bị mất cọc.
Hoặc trường hợp bạn đặt cọc giao dịch cho bên bán là chồng mà vợ người đó không biết, giao dịch này cũng có thể dẫn tới tranh chấp do không có quyền của cô vợ.

 

6. Khuyến nghị của Pháp lý giải pháp tài chính

Một cách để tránh việc giải quyết hậu quả trong và sau giao dịch, chúng tôi khuyên bạn nên phòng ngừa rủi ro trước khi giao dịch, tức trước khi đặt cọc hãy tìm hiểu thông tin bất động sản. Bạn nên hiểu và nắm thật rõ thông tin pháp lý, cách thức giao dịch để tránh được những rủi ro không đáng có. 
Mặt khác số tiền bỏ ra để phòng ngừa giao dịch cũng rất nhỏ, tại Pháp lý giải pháp tài chính bạn chỉ cần bỏ ra 500.000 đồng là có thể phòng ngừa được mọi rủi ro trong giao dịch với các thông tin chúng tôi cung cấp về bất động sản:
-Thông tin quy hoạch
-Thông tin xây dựng
-Thông tin ngăn chặn
-Thẩm định giá
-Khai thuế
Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0