Pháp lý bất động sản

Di chúc hợp pháp là gì? Di chúc cần đảm bảo những điều kiện gì?

Đăng bởi: Admin, ngày 09/03/2021 10:06 AM

Di chúc hợp pháp là gì? Tại sao cần đảm bảo tính hợp pháp của di chúc thừa kế? Những điều kiện nào để di chúc có hiệu lực pháp luật? Mời độc giả tham khảo nội dung bài viết để hiểu rõ quy định liên quan đến vấn đề này.

 

Di chúc hợp pháp là gì? Di chúc cần đảm bảo những điều kiện gì?

 

 

1. Khái niệm di chúc hợp pháp

a)Di chúc hợp pháp là gì?
Theo quy định của pháp luật: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Khi người để lại di sản chết mà di chúc được sử dụng để phân chia di sản thừa kế của người đó thì di chúc cần đảm bảo giá trị pháp lý (di chúc hợp pháp).
Như vậy, di chúc hợp pháp là di chúc thể hiện ý chí của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho người khác, được pháp luật công nhận và thực hiện chia di sản thừa kế theo ý nguyện của người đó sau khi chết.
Ngoài ra, khi công bố di chúc thì nội dung của di chúc có thể có giá trị pháp lý hoàn toàn hoặc chỉ có hiệu lực một phần. Trong trường hợp này, sẽ chia di sản theo phần nội dung hợp pháp. Phần còn lại được chia theo pháp luật.
 
b)Tại sao di chúc cần đảm bảo tính hợp pháp?
-Đối với mỗi người, việc lập di chúc nhằm thể hiện nguyện vọng của mình về việc phân chia di sản cho người mong muốn sau khi chết. Bên cạnh đó, dựa vào di chúc, di sản được chia đúng đối tượng, đúng phần, góp phần hạn chế việc tranh chấp di sản thừa kế.
-Tuy nhiên, để thực hiện việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc thì pháp luật quy định di chúc phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện của di chúc hợp pháp.
Vì thế, người lập di chúc cần tuân thủ đầy đủ các quy định khi lập di chúc nhằm đảm bảo giá trị pháp lý, hiệu lực của di chúc khi mở thừa kế để di sản được chia theo đúng ý nguyện của mình.

 

2. Di chúc hợp pháp cần những điều kiện gì?

a)Về độ tuổi và sức khỏe
Người lập di chúc cần đảm bảo điều kiện về độ tuổi và sức khỏe khi thực hiện việc lập di chúc. Đây là những yếu tố cơ bản nhưng hết sức quan trọng nhằm xác định giá trị pháp lý của di chúc khi lập nên. Theo đó, người lập di chúc cần đảm bảo:
-Là người đã thành niên thì sẽ có quyền tự lập di chúc, không mắc các bệnh về thần kinh, không bị tâm thần, tỉnh táo;
-Từ đủ 15 đến 18 tuổi muốn lập di chúc cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ;
-Người lập di chúc phải trong tình trạng minh mẫn, làm chủ được bản thân, hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng ép hoặc đe dọa;
-Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức của xã hội.
 
b)Về hình thức
Ngoài việc lập di chúc bằng văn bản, pháp luật cũng chấp nhận di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, mỗi loại đều phải tuân thủ những hình thức của một di chúc.
-Đối với di chúc miệng:
Đây là trường hợp đặc biệt chỉ được lập trong tình trạng nguy kịch có thể ảnh hưởng đến tính mạng (nhưng đòi hỏi phải minh mẫn và hoàn toàn tự nguyện). Hoặc những trường hợp bệnh tật mà không thể lập di chúc bằng văn bản được.
Nếu trong vòng 3 tháng sau mà người lập di chúc miệng còn sống khỏe mạnh thì di chúc miệng đó sẽ bị hủy.
Khi thực hiện di chúc miệng thì phải có người làm chứng và sau đó phải viết lại bằng tay và những người làm chứng đó phải ký hoặc điểm chỉ trên di chúc. Kể sau đó 05 ngày thì bản di chúc phải được đi công chứng và xác thực thì di chúc miệng đó mới có hiệu lực.
-Đối với di chúc văn bản
Di chúc văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào di chúc;
Di chúc văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trên bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ trên bản di chúc đó và cùng ký vào di chúc.
Di chúc văn bản phải có công chứng, chứng thực.
 
c)Điều kiện người làm chứng
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
-Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
-Người có quyền, nghĩa vụ tái ản liên quan tới nội dung di chúc;
-Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
d)Di chúc có công chứng, chứng thực
-Người lập di chúc phải tuyên bố nội dung di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền sẽ ghi chép đầy đủ lại nội dung được công bố và chứng thực. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ nếu bản di chúc đã đầy đủ và đúng nguyện vọng.
-Nếu người lập di chúc không đọc, không nghe, không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng. Người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền.
Những điều kiện trên đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo tính hợp pháp để di sản được chia thừa kế theo di chúc, thực hiện đúng ý nguyện của người để lại di sản.

 

3. Dịch vu lập di chúc của Công ty Pháp lý giải pháp tài chính

Đối với nhiều người không am hiểu về việc lập di chúc thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các luật sư giàu kinh nghiệm. Với đội ngũ Luật sư giỏi về di chúc, Pháp lý giải pháp tài chính sẽ đại diện quý khách hàng để thực hiện lập di chúc một cách chính xác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chúng tôi còn giúp tư vấn thêm cho khách hàng nên đi theo hướng nào cho hợp lý. Đối với trường hợp khó như tài sản thừa kế có tranh chấp thì chúng tôi cũng hỗ trợ pháp lý để giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi của mình và người thân.

Xem thêm: LẬP DI CHÚC TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐƯỢC KHÔNG?

 

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0