Pháp lý bất động sản

Những lưu ý khi đặt cọc mua nhà đất để tránh mất tiền oan

Đăng bởi: Admin, ngày 25/11/2020 14:02 PM

Đặt cọc là một hành vi thể hiện thiện chí muốn mua của một bên trong quan hệ hợp đồng. Đặt cọc mua nhà đất là việc bạn bỏ ra một số tiền nhất định để giữ chỗ tránh trường hợp người bán bán cho người khác. Tuy nhiên, bỏ tiền đặt cọc khi chưa tìm hiểu thông tin về bất động sản có thể khiến bạn mất tiền mà không mua được nhà.
Dưới đây là những khuyến cáo của chuyên gia bất động sản thuộc Pháp lý giải pháp tài chính về những điều bạn cần lưu ý khi đặt cọc mua bất động sản:

 

Những lưu ý khi đặt cọc mua nhà đất để tránh mất tiền oan

 

 

1. Những việc cần làm trước khi đặt cọc

Sau khi xem xong bất động sản, nếu thỏa thuận được giá cả, bạn cần phải kiểm tra các thông tin sau để tránh đặt cọc khi chưa hiểu về bất động sản.
-Kiểm tra danh tính của chủ nhà: người bán có thực sự là chủ thể có quyền bán bất động sản này hay không?
Hiện nay trên thị trường, việc làm giả sổ hồng/sổ đỏ rất nhiều, bên cạnh đó, hành vi đánh lừa người mua bằng cách dựng nên những người bán và cho rằng đó là chủ thể có quyền giao dịch. Có trường hợp, sử dụng hợp đồng ủy quyền thể hiện rằng họ đã được chủ nhà trao toàn quyền quyết định đối với việc chuyển nhượng, mua bán căn nhà này.
-Kiểm tra nhà có bị quy hoạch hay không? 
Khi bất động sản thuộc quy hoạch sử dụng đất của nhà nước thì dù giao dịch của bạn có hoàn tất nhưng việc đăng bộ sang tên không thể được tiến hành. Do bất động sản được dùng với mục đích khác, cơ quan không thể cấp cho cá nhân bạn với mục đích sử dụng là đất ở. 
-Kiểm tra nhà có xây dựng đúng phép hay không?
Nếu đất đã có xây dựng nhà ở hoặc các công trình gắn liền trên đất thì việc kiểm tra xây dựng là hết sức cần thiết. Bởi vì bạn không biết nhà và công trình xây dựng được xây dựng đúng hay trái phép, hoặc nhu cầu bạn muốn xây dựng thêm có được hay không? Được xây với hạn mức như thế nào?
-Kiểm tra nhà có bị ngăn chặn giao dịch không?
Một khi bạn đã đặt cọc để thể hiện thiện chí bạn muốn giao dịch bất động sản với bên bán. Tuy nhiên, do bên mua và bên bán có sự trái ngược nhau về quyền và nghĩa vụ nên có thể sự thiện chí của bạn lại không được đón nhận lại thiện chí của bên bán. Khi bất động sản đang vướng tranh chấp hoặc thế chấp thì bạn không thể giao dịch do bất động sản đang bị ngăn chặn chuyển nhượng.
-Kiểm tra hợp đồng đặt cọc
Để chứng minh hành vi đặt cọc của bạn, thông thường hai bên sẽ lập Hợp đồng đặt cọc để chứng minh cho việc bên mua đặt cọc một số tiền và bên bán nhận cọc số tiền đó. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận với các nội dung trong hợp đồng đặt cọc. Ai là người soạn hợp đồng đặt cọc? Nội dung hợp đồng cọc như thế nào? Là những điều bạn buộc phải quan tâm.

 

2. Kiểm tra các thông tin này ở đâu?

Rất đơn giản, nếu bạn có thời gian bạn có thể đến các cơ quan có chức năng chuyên môn của từng lĩnh vực, họ sẽ giải đáp giúp bạn và bạn lưu ý mỗi cơ quan chỉ trả lời trong phạm vi từng lĩnh vực mà họ quản lý, ví dụ: Phòng tài nguyên môi trường chỉ trả lời về quy hoạch mà không trả lời về ngăn chặn và xây dựng.
Còn nếu trường hợp bạn muốn tiết kiệm thời gian, chi phí thì bạn có thể kiểm tra tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/dich-vu-kiem-tra-tron-goi-bds
 

 

3. Rủi ro khi đặt cọc mà chưa kiểm tra thông tin bất động sản

Dù nội dung hợp đồng đặt cọc có dài hay ngắn, một điều khoản không thể thiếu trong Hợp đồng đặt cọc đó là: “Trường hợp bên mua không ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc không tiếp tục thanh toán thì coi như bên mua đã vi phạm hợp đồng cọc và phải chịu mất cọc mà bên bán không phải thông báo”. Như vậy, mặc dù là số tiền đặt cọc chỉ là một khoản nhỏ so với số tiền phải giao dịch cho giao dịch chuyển nhượng nhưng nó là bước đầu cho một rủi ro kéo dài. 
Người ta nói “bút sa gà chết” và việc ký vào hợp đồng đặt cọc cũng vậy, khi bạn ký vào Hợp đồng đặt cọc sẽ có hai tình huống xảy ra:
-Một là: bạn sẽ bị mất cọc;
-Hai là: bạn sẽ bị khấu trừ tiền đặt cọc vào tiền thanh toán nhưng nếu giao dịch an toàn thì coi như may mắn, trường hợp giao dịch không thể thực hiện hoặc không thể đăng bộ sang tên thì cũng coi như mất với số tiền lớn hơn.
Hoặc ngay cả việc bạn đặt cọc rồi nhưng nếu bạn đặt cọc không đúng chủ thể có quyền giao dịch thì bạn cũng có thể bị mất cọc.
Hoặc trường hợp bạn đặt cọc giao dịch cho bên bán là chồng mà vợ người đó không biết, giao dịch này cũng có thể dẫn tới tranh chấp do không có quyền của cô vợ.

 

4. Khuyến nghị của Pháp lý giải pháp tài chính

Một cách để tránh việc giải quyết hậu quả trong và sau giao dịch, chúng tôi khuyên bạn nên phòng ngừa rủi ro trước khi giao dịch, tức trước khi đặt cọc hãy tìm hiểu thông tin bất động sản. Bạn nên hiểu và nắm thật rõ thông tin pháp lý, cách thức giao dịch để tránh được những rủi ro không đáng có. 
Mặt khác số tiền bỏ ra để phòng ngừa giao dịch cũng rất nhỏ, tại Pháp lý giải pháp tài chính bạn chỉ cần bỏ ra 500.000 đồng là có thể phòng ngừa được mọi rủi ro trong giao dịch với các thông tin chúng tôi cung cấp về bất động sản:
-Thông tin quy hoạch
-Thông tin xây dựng
-Thông tin ngăn chặn
-Thẩm định giá
-Khai thuế
Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0