Pháp lý bất động sản

Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế không?

Đăng bởi: Admin, ngày 02/02/2021 16:11 PM

Thừa kế được hiểu chung là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Có hai hình thức để lại di sản theo quy định của luật là hưởng thừa kế theo di chúc và hưởng thừa kế theo pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chất. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong một số trường hợp như chồng mất mà người vợ đang mang thai thì liệu thai nhi có được hưởng di sản thừa kế của cha hay không?

 

Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế không?

 

 

1. Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là phần tài sản mà người chết để lại cho người sống. Phần di sản đó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Để xác định phần tài sản mà người chết để lại thì bạn cần phải căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Trong trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì quá trình xác định có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
 

 

2. Thai nhi có được hưởng thừa kế không?

Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì con sinh ra sau khi người để lại di sản mất được hưởng thừa kế khi đáp ứng hai điều kiện sau:
-Con của người chết phải hình thành trước khi người đó mất;
-Con sinh ra và còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
Khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên, thì thai nhi sau khi ra đời sẽ được hưởng thừa kế của người để lại di sản. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vấn đề này là do em bé chưa đủ tuổi thành niên nên phần di sản thừa kế của cháu được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiệm quản lý cho tới khi cháu thành niên.

 

3. Các trường hợp thai nhi được hưởng di sản thừa kế

Khi đáp ứng được những điều kiện nêu trên thì con sinh ra sẽ được hưởng thừa kế trong các trường hơp sau đây:
Trường hợp 1: Người chết để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp, việc định đoạt và phân chia di sản sẽ thể theo ý nguyện được thể hiện trong di chúc.
Trong trường hợp di chúc có đề cập về việc hưởng thừa kế của thai nhi thì phải thực hiện theo ý chí của người chết để lại, nếu di chúc không đề cập đến thì em bé sau khi sinh ra sẽ áp dụng hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
 
Trường hợp 2:Người chết không để lại di chúc, việc định đoạt và phân chia di sản thừa kế sẽ tuân theo quy định của pháp luật về việc thừa kế không có di chúc, cụ thể như sau:
Trường hợp người để lại di sản chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Ngoài ra, phải đáp ứng thêm điều kiện:
-Nếu thai nhi còn sống sau khi sinh ra thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế này;
-Nếu thai nhi chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa kế này.

 

4. Kiến nghị của Pháp lý giải pháp tài chính

Thai nhi thành thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết và sinh ra sau khi người để lại di sản chết và còn sống tại thời điểm phân chia di sản thì cũng được hưởng thừa kế; kỷ phần di sản của em bé này cũng bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng.
Tuy nhiên, về mặt độ tuổi chưa đủ để chịu năng lực pháp luật dân sự nên phần di sản thừa kế em bé được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) quản lý cho đến khi em bé thành niên (năng lực hành vi dân sự đầy đủ).
Pháp luật quy định rõ ràng việc thừa kế di sản của người chết để lại, đặc biệt đối với những người mang huyết thống trong gia đình. Thai nhi của người đã mất đương nhiên được hưởng di sản thừa kế của người bố để lại, nó phù hợp với những truyền thống của con người Việt Nam. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi sau này được sinh ra, được hưởng những quyền lợi của mình để phát triển một cách toàn diện.
Trên đây là chia sẻ của Pháp lý giải pháp tài chính về quyền hưởng thừa kế của thai nhi. Bạn muốn tư vấn hoặc hỗ trợ chuyên sâu, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
 

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0