Pháp lý bất động sản

Di sản thừa kế gồm những gì?

Đăng bởi: Admin, ngày 08/12/2020 09:18 AM

Việc xác định chính xác di sản thừa kế gồm những gì? Là điều hết sức cần thiết vì đây là cơ sở phân chia di sản hợp lý cho những người thừa kế. Cùng tìm hiểu chi tiết và xác định đầy đủ các loại tài sản là di sản thừa kế của người chết qua nội dung bài viết sau đây.

 

Di sản thừa kế gồm những gì?

 

 

1/ Khái quát về di sản thừa kế

Di sản thừa kế là những giá trị vật thể hoặc phi vật thể của người chết để lại cho người còn sống (người thừa kế). Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì khái niệm di sản được quy định:
 
Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Như vậy, di sản thừa kế của người chết bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp cùng với quyền về tài sản hợp pháp của người đó. 
Đối với quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Cụ thể, theo Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
 
Điều 32.
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản thừa kế của người đó. 
Tóm lại, di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác và quyền về tài sản do người chết để lại.
 

 

2/ Tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số,..) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng  như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến,..) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.

 

3/ Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

Gồm phần tài sản của người chết do người đó đã tham gia góp vốn để sản xuất kinh doanh và cùng tạo lập được khối tài sản chung với người khác dưới dạng cổ phiếu, cổ phần trong tổ chức, doanh nghiệp.
Tài sản chung với vợ hoặc chồng. Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Khoản 1 Điều 213 Bộ Luật dân sự 2015 quy định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
 

 

4/ Quyền về tài sản do người chết để lại

Đây là các quyền dân sự, phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc thiệt hại đã được xác lập trước khi chết, như quyền đòi nợ, thu hồi tiền thuê, cho mượn tài sản, chuộc tài sản thế chấp, đòi bồi thường ngoài phạm vi hợp đồng, đền bù.
Ngoài các quyền tài sản trên, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cũng được thừa kế. Chủ sở hữu quyền tác giả đã để lại quyền kế thừa các quyền tài sản, chẳng hạn như quyền hưởng tiền bản quyền và các lợi ích vật chất khác.
Đối với quyền sở hữu công nghiệp, một loại tài sản đặc biệt, các quy định về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp cũng có những đặc điểm riêng. Theo “Luật Sở hữu trí tuệ” năm 2005, quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu cần được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của quyền sở hữu được bảo hộ (quyền sở hữu có thể được mở rộng theo phạm vi bảo hộ mà pháp luật quy định)
 

 

5/ Một số di sản thừa kế thông thường

Phần lớn, khi người chết để lại di sản thừa kế, các loại tài sản đó bao gồm: bất động sản, động sản và giấy tờ có giá. Hầu hết đây là những loại tài sản phổ biến ở Việt Nam. Để quyền sở hữu được chuyển giao một cách hợp pháp khi người nắm giữ tài sản không còn thì việc khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục nhằm hợp thức hóa quyền sang cho những người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, đây là một thủ tục vô cùng rắc rối và phức tạp nên nếu không phải một người có chuyên môn và kinh nghiệm, rất dễ vướng phải những khó khăn do không thực hiện được hoặc tốn thời gian, chi phí.

 

6/ Một số rủi ro thường thấy như sau:

-Không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ tài sản, như: bất động sản chưa hợp thức hóa giấy tờ, giấy tờ từ thời chế độ cũ chưa được làm mới, động sản chưa đăng ký quyền sở hữu,…
-Giấy tờ tùy thân của người để lại di sản và người được hưởng di sản thừa kế không đầy đủ, hoặc mất, hoặc quá cũ.
-Thực hiện sai trình tự, thủ tục dẫn tới không thành công và tốn thời gian, chi phí.
-Phát sinh yếu tố đồng thừa kế đang ở nước ngoài, không thể về Việt Nam lúc này.
Tất cả những lo lắng, rủi ro có thể gặp phải đều đã được Pháp lý giải pháp tài chính chúng tôi thẩm định trước và xóa tan mọi nỗi lo của bạn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực di chúc – thừa kế, chúng tôi luôn hoàn thành 100% số hồ sơ thừa kế và mang lại niềm vui, sự an tâm cho khách hàng. 
Tham khảo thêm về dịch vụ thừa kế của chúng tôi tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/landingpage/bb-landing-page-dich-vu-khai-thua-ke-di-san/
Bạn hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0