Pháp lý bất động sản

Tài sản không người thừa kế thuộc về ai?

Đăng bởi: Admin, ngày 03/03/2021 09:47 AM

Quyền hưởng thừa kế là một trong những quyền dân sự. Quyền thừa kế phát sinh khi người để lại di sản chết, có thể họ để lại di chúc (hưởng thừa kế theo di chúc) hoặc nếu không để lại di chúc thì những người đủ điều kiện sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật. Vậy, nếu trong trường hợp người chết không để lại di chúc, cũng không có những người được hưởng thừa kế, vậy tài sản do người chết để lại sẽ xử lý như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau của Pháp lý giải pháp tài chính:

 

Tài sản không người thừa kế thuộc về ai?

 

 

1. Quyền thừa kế

Theo quy định tại Bộ luật dân sự, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Như vậy. việc nhận di sản thừa kế được thực hiện theo 02 hình thức: nhận thừa kế theo di chúc và nhận thừa kế theo pháp luật, theo đó:
-Nhận thừa kế theo di chúc: Là việc người thừa kế được nhận di sản theo ý chí của người để lại di chúc. Người này có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân chia phần di sản cho từng người thừa kế qua di chúc.
-Nhận thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc hoặc trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hoặc người được chỉ định thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

 

2. Trường hợp không có người nhận thừa kế

Theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
-Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc:
Người để lại di sản không chỉ định ai trong di chúc để nhận di sản thừa kế;
Không có di chúc;
Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;
Những người thừa kế trong di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
-Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật: là trường hợp mà không còn người thừa kế có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
Người thừa kế là cá nhân không là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai sau khi người để lại di sản chết;
Từ chối nhận di sản thừa kế;
Người không được nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.

 

3. Xử lý tài sản khi không có người thừa kế

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với bất động sản không có người thừa kế.
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với di sản không phải là bất động sản.
Cũng theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”.
Theo quy định nói trên, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.

 

4. Những rủi ro trong khai nhận di sản thừa kế

Trường hợp tài sản thừa kế thuộc về Nhà nước rất hi hữu nhưng không phải không có khi những người thừa kế không còn, hoặc còn nhưng không đủ điều kiện hưởng thừa kế. Liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế cũng tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết, một số lý do thường thấy như:
-Khai thiếu người hưởng thừa kế
-Khai thiếu tài sản thừa kế
-Giấy tờ chứng minh về tài sản thất lạc
-Giấy tờ chứng minh nhân thân không còn
-Người được hưởng thừa kế đang định cư ở nước ngoài
Bên cạnh đó, còn rất nhiều những phát sinh khác trong quá trình khai nhận thừa kế, chỉ cần sơ suất một khâu thì việc khai nhận sẽ không hoàn tất và có thể dẫn tới tranh chấp. Vì vậy, lựa chọn một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm là sự lựa chọn an toàn và hoàn hảo nhất. Hãy liên hệ Pháp lý giải pháp tài chính chúng tôi để được hỗ trợ.

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0