Pháp lý bất động sản

9 điều cần biết để không bị lừa khi mua nhà đất

Đăng bởi: Admin, ngày 01/03/2021 09:55 AM

Để tránh rủi ro khi mua nhà đất thì người mua có thể tự mình tìm hiểu thông tin về thửa đất: quy hoạch, xây dựng, tranh chấp; các quy định về mua bán nhà đất và trên hết là không thể bỏ qua “bí quyết” để không bị lừa gạt khi mua bán nhà đất. Bạn có thể kiểm tra tại đây

 

9 điều cần biết để không bị lừa khi mua nhà đất

 Để an toàn khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì người nhận chuyển nhượng phải nắm được các quy định sau:

 

1. Chỉ mua nhà đất khi có sổ đỏ/sổ hồng

Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có đủ điều kiện sau:
-Có Giấy chứng nhận, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định;
-Đất không có tranh chấp;
-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
-Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, nếu người chuyển nhượng không có Giấy chứng nhận thì không nên mua, để tránh những rủi ro, rắc rối phát sinh.

 

2. Không trả hết tiền khi chưa sang tên sổ đỏ/sổ hồng xong

Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính, nếu chưa đăng ký vào sổ địa chính thì không nên trả hết tiền cho người chuyển nhượng.

 

3. Kiểm tra thông tin bất động sản

-Kiểm tra sổ thật/giả:
Để kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thật hay giả sẽ có một số cách như: Kiểm tra trực tiếp các thông tin trên Giấy chứng nhận, xin thông tin tại văn phòng đăng ký đất đai, soi vân sổ, con dấu.
Mặc dù có nhiều cách khác nhau nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm kiểm tra trực tiếp trên Giấy chứng nhận. Do vậy, cách tốt nhất để kiểm tra Giấy chứng nhận thật hay giả là thông tin đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.
Tuy nhiên, để nhận được kết quả sẽ mất nhiều thời gian hoặc công sức, vì bạn không phải người có quyền đối với bất động sản nên sẽ khó nhận được câu trả lời.
Bạn có thể kiểm tra nhanh chóng, chính xác tại Công ty TNHH Pháp lý giải pháp tài chính.
-Kiểm tra quy hoạch:
Để biết thửa đất thuộc quy hoạch hay không thì người dân có nhiều cách kiểm tra như sau:
Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp xã (xã, phường, thị trấn).
Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để biết thêm thông tin.
Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Kiểm tra online tại Pháp lý giải pháp tài chính tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/kiem-tra-thong-tin-quy-hoach
-Kiểm tra thông tin thế chấp, thửa đất chuyển nhượng cho nhiều người
Căn cứ theo khoản 3 Điều 188 Luật đất đai 2013, việc thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ khi đăng ký vào sổ địa chính. Do vậy, để kiểm tra thông tin thế chấp thì nên xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Mặt khác, trong phiếu xin thông tin đất đai nếu tích vào ô lịch sử biến động hoặc ô tất cả các thông tin thì sẽ biết thửa đất đó đã chuyển nhượng cho ai.

 

4. Cách đặt cọc đúng Luật

Trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng, thông thường các bên đặt cọc để làm tin, giữ chỗ. Quy định về việc đặt cọc và phạt vi phạm được quy định rõ tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, việc đặt cọc nên lập thành văn bản và có chữ ký đầy đủ của các bên và nên có người làm chứng; mặc dù không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nhưng nếu số tiền đặt cọc lớn nên công chứng, chứng thực.

 

5. Cẩn trọng khi giá rẻ bất ngờ

Thích mua hàng giá rẻ là tâm lý chung của nhiều người, khi chuyển nhượng đất đai cũng vậy. Nếu giá đất rẻ “bất ngờ” so với mặt bằng chung tại khu vực đó thì cần cẩn trọng hơn, như đất phân lô, bán nền. Trường hợp không đủ điều kiện chuyển nhượng thì không nên ký hợp đồng chuyển nhượng.
Trên thực tế, mặc dù biết thửa đất không đủ điều kiện chuyển nhượng (khi đó giao dịch vô hiệu) nhưng vì lợi ích thì nhiều người vẫn ký hợp đồng và chấp nhận rủi ro để đầu tư “mạo hiểm”.

 

6. Không mua bán nhà đất bằng giấy viết tay

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ hai trường hợp sau:
-Một bên hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
-Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

 

7. Không chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng

Giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
-Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ một số trường hợp đặc biệt.
-Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
-Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực; mà theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng nhà đất. 

 

8. Phải biết cách thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một loại cụ thể của hợp đồng dân sự nên các bên được thỏa thuận các điều khoản, miễn sao nội dung không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Người nhận chuyển nhượng để tránh rủi ro thì cần thỏa thuận trong hợp đồng các điều khoản sau đây:
- Yêu cầu người chuyển nhượng cam kết các giấy tờ phải bảo đảm tính pháp lý (không phải giấy tờ giả), thửa đất không thuộc quy hoạch, tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp với ai.
- Thanh toán thành nhiều đợt, chỉ thanh toán hết khi đăng ký vào sổ địa chính (khi sang tên xong).
- Thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm hợp đồng; mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, không khống chế mức phạt vi phạm.

 

9. Tham khảo ý kiến tư vấn từ người am hiểu pháp lý

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi nhận chuyển nhượng nếu không chắc chắn về các thông tin mà người chuyển nhượng đưa ra hoặc không nắm chắc pháp luật đất đai thì nên nhờ tới sự tư vấn của các tổ chức, cá nhân am hiểu pháp luật về đất đai.
Pháp lý giải pháp tài chính sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn, với những ưu điểm sau:
-Kinh nghiệm tư vấn pháp lý bất động sản trên 15 năm;
-Độc quyền kiểm tra thông tin bất động sản;
-Chi phí rẻ.
Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0