Pháp lý bất động sản

Quy định thủ tục chuyển nhượng đất thừa kế

Đăng bởi: Admin, ngày 23/11/2020 14:28 PM

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện quản lý. Do đó, khi có bất cứ biến động nào trên đất cũng buộc bạn phải xin phép, quy trình xin phép được thể hiện dưới dạng thủ tục. Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản thừa kế. Vì vậy, để chuyển nhượng đất thừa kế thì phải tiến hành đầy đủ các thủ tục khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản rồi mới được sang tên chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật.

 

Quy định thủ tục chuyển nhượng đất thừa kế

 

 

1. Có được chuyển nhượng đất thừa kế?

Theo quy định của pháp luật đất đai, khi thực hiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng dất thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
-Có Giấy chứng nhận;
-Đất không bị tranh chấp
-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
-Trong thời hạn sử dụng đất.
Bạn có thể kiểm tra bất động sản có đáp ứng các điều kiện bên trên không tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/dich-vu-kiem-tra-tron-goi-bds
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng một số điều kiện luật định như: không thuộc đối tượng bị hạn chế hoặc bị cấm nhận chuyển nhượng bất động sản.
Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng bất động sản là tài sản thừa kế nên sẽ có sự phức tạp hơn so với bất động sản thông thường ở chỗ:
-Tài sản thừa kế nên phải ưu tiên cho việc chia thừa kế;
-Sau khi thực hiện xong việc chia thừa kế, xác định rõ người/những người có quyền đối với bất động sản cụ thể, rõ ràng lúc này mới được tiến hành chuyển nhượng. 
Khi hoàn thành việc sang tên bất động sản thừa kế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đã đề cập thì người nhận thừa kế được chuyển nhượng đất thừa kế theo trình tự, thủ tục dưới đây.

 

2. Thủ tục chuyển nhượng đất thừa kế

Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất thừa kế, các bên liên quan cần thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Cong chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản.
Tham khảo thủ tục phân chia di sản thừa kế tại đây: https://giaiphaptaichinh.net/dich-vu-khai-di-san-thua-ke
Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
 
Bước 2: Sau khi văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, người đại diện của các đồng thừa kế tiến hành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau:
-Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp.
-Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
-Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
-Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
 
Bước 3: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất thừa kế cho bên mua, thông thường sẽ có 3 giai đoạn:
-Đặt cọc: thể hiện thiện chí của bên mua muốn mua bất động sản;
-Ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán có công chứng;
-Thực hiện thủ tục đăng bộ sang tên cho bên mua.

 

3. Những rủi ro khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất thừa kế

a)Rủi ro trong giai đoạn phân chia di sản thừa kế
Phân chia di sản thừa kế là một trong những bước đầu tiên của trình tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất thừa kế, nếu bước này không thành công có thể phát sinh tranh chấp sau này. Tuy nhiên, để phân chia di sản thừa kế hợp tình, hợp lý không phải chuyện đơn giản, một số rủi ro có thể thấy như sau:
-Các đồng thừa kế không chứng minh đủ giấy tờ nhân thân đảm bảo cho việc khai nhận di sản thừa kế;
-Các đồng thừa kế không biết cách thỏa thuận để phân chia di sản do tài sản là bất động sản nên dẫn tới mâu thuẫn, căng thẳng;
-Đất đai chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
b)Rủi ro trong giai đoạn chuyển nhượng
Mặc dù thủ tục phân chia di sản thừa kế đã được hoàn tất, tuy nhiên, điều này không nói lên được rằng giao dịch chuyển nhượng cũng sẽ được thành công. Một số rủi ro có thể thấy như sau:
-Tự bên mua không thể kiểm tra các thông tin pháp lý liên quan đến bất động sản: quy hoạch, xây dựng, ngăn chặn;
-Sự phức tạp của di sản thừa kế là có nhiều đồng thừa kế, bên mua nếu không được hướng dẫn có thể dẫn tới giao dịch với chủ thể không đủ quyền quyết định;
-Chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, một trong các đồng thừa kế tự ý bán, dẫn tới tranh chấp.

 

4. Pháp lý giải pháp tài chính giúp gì được cho bạn?

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý bất động sản, Pháp lý giải pháp tài chính luôn mang lại sự an tâm cho quý khách hàng bằng việc chúng tôi: “đào sâu vấn đề, tìm ra giải pháp” cho khách hàng. Chúng tôi giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro ở mọi khâu trong một giao dịch bất động sản khép kín để luôn đảm bảo an toàn.
 

- ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ -

★★★  CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ★★★

► Add: Số 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Tp.HCM

 Hotline:  1900.588.857 - Tell:  (028).3636.4927

 Email: cskh@giaiphaptaichinh.net

HOTLINE TƯ VẤN: 1900.588.857

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Nhu cầu

Bạn Chưa Tìm Được Căn Nhà Ưng Ý

Đừng lo! Hãy để lại thông tin, GPTC sẽ tìm giúp bạn căn nhà phù hợp nhất

0